Nước dâng cao 2m, nhấn chìm nóc nhà dân
Cân ô tô | cân ô tô điện tử | cân bàn điện tử | cân móc cẩu Hàng ngàn hộ dân sống dọc sông Lam, hay còn gọi ngoài đê Tả Lam, trải dài từ các huyện Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên… (Nghệ An) đã bị nước từ thượng nguồn đổ về nhấn chìm.
Ghi nhận của PV Dân trí vào sáng ngày
17/10 tại địa bàn xóm 12 và 16 xã Hưng Long, có nơi đã ngập sâu
đến 1,5m. Trục đường vào xóm nước dâng cao 2m, giao thông hoàn toàn
tê liệt.
Cũng do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 11, đập hồ
Cồn Đẻn ở xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, dài 30m, cao 2,5m, đã bị
vỡ chiều ngày 16/10. Rất may dung tích hồ nhỏ nên không gây thiệt hại
đối với hạ lưu đập.
Hồ Đồn Húng xã Lăng Thành, huyện Yên Thành, nước tràn
với cột nước 1,1m, mực nước cách đỉnh đập 0,82m, mực nước đang có xu
hướng lên. Hiện nay tỉnh đã chỉ đạo huyện Yên Thành và Công ty TNHH một
thành viên thủy lợi Bắc xử lý hạ tràn phụ. Phía hạ lưu tràn phụ địa
phương đã di dời dân đến nơi an toàn.
Hiện Nghệ An cũng đã di dời khoảng 1.000 hộ dân nằm ở phía dưới các con hồ, đậ̣p lớn di dời đến nơi an toàn.
Nhiều tuyến đường ngập sâu khiến giao thông bị cản trở,
tê liệt. Hiện sông Lam đang dâng lên khá cao, hàng ngàn hộ dân ở
ngoài đê, phía hạ lưu đang ngập chìm trong biển nước.
Một số hình ảnh nước sông Lam dâng cao nhấn chìm hàng ngàn hộ dân ngoài đê:
Một trạm điện ở xóm 12 xã Hưng Long nước lũ nhấn chìm.
Đường vào khu vực nhà thờ giáo xứ Phù Long đã bị chia cắt.
Cột
báo đường vào xóm 12 và 16 xã Hưng Long ngập chìm chỉ lòi
khoảng 20cm. Cũng con đường liên thôn để ra các xóm này đã ngập
trên 2m.
Video đường vào 3 xóm với hàng trăm hộ dân ở xã Hưng Lam đã bị nước sông Lam chia cắt.
Người dân xóm 12 Hưng Long mưu sinh.
Nhà dân ở ngoài đê Tả Lam nước ngập 1,2m.
Một nhà dân ở ngoài đê sông Lam tại xã Ngọc Sơn, Thanh Chương bị lũ bao vây.
Nhiều hộ gia đình tại xã Hưng Lĩnh phía ngoài đê nước đã dâng cao và gây ngập từ 0,5-1m.
Đường vào khu vực 3 xóm ngoài đê của xã Hưng Lam đã bị nước lũ dâng cao hơn 1m chia cắt.
Một nhà dân cạnh sông Lam ở xã Hưng Lam bị nước lũ nhấn chìm.
Biển cấm được lãnh đạo xã Hưng Lam dựng lên cảnh báo bà con đi lại vào 3 xóm ngập lụt ở ngoài đê Tả Lam.
Theo
báo cáo của Chi cục thủy lợi Thanh Hóa cho biết, trên địa bàn tỉnh có
610 hồ đập có dung tích từ 150m3 trở lên. Trong đó có 92 hồ nằm trong
tình trạng mất an toàn. Đặc biệt 17/92 hồ đập luôn nằm trong tình trạng
nguy hiểm. Hiện nay 17hồ này không tích nước để đảm bảo an toàn.
Hiện tại trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, 2 hồ đập Đồng Đáng và Khe Luồng đã được gia cố lại. Nhưng nếu mực nước tiếp tục dâng cao, thì sẽ dùng bạt lót thân hồ tránh tình trạng xói mòn.
Hồ Đống Đáng ở huyện Tĩnh Gia bị vỡ trong cơn bão số 10 vừa qua.
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh
Thanh Hóa cũng đã có công điện khẩn triển khai các phương án đảm bảo an
toàn cho các hồ đập, đê điều. Đối với các hồ đập chứa nước mất an toàn
phải bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư để chủ động xử lý khi có sự
cố, tiến hành xả nước phù hợp với tình hình thực tế. Trong hai ngày qua, mưa lớn liên tục xảy ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là tại huyện Tĩnh Gia, tổng lượng mưa trong hai ngày 16 và 17/10 lên đến 257.6 mm. Trong thời gian tới nếu có mưa lớn như đợt mưa đêm ngày 16 - 17/10 thì nguy cơ 92 hồ tiếp tục bị tràn, vỡ là rất cao. Nằm trong vùng nguy hiểm nhất vẫn là hai huyện Tĩnh Gia và Nông Cống có nguy cơ bị vỡ đập gây ngập lụt rất cao. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét